|
-
Sáng 30/8/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch vận động Nhân dân bài trừ các hủ tục lạc hậu trên địa bàn xã Nậm Dịch, huyện Hoàng Su Phì, giai đoạn 2021 - 2025. Ông Vàng Seo Cón - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Lù Văn Chung - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có: Thường trực UBND, Ủy ban MTTQ huyện; đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức, Văn Phòng huyện ủy, Phòng Văn hóa, Phòng Dân tộc huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể xã Nậm Dịch, cùng 42 đại biểu là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, người có uy tín, nghệ nhân dân gian tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Nậm Dịch.
-
Ngày 24/4, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh, do ông Vàng Seo Cón làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ , các tổ chức đoàn thể và 12 vị là Nghệ nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của xã Nậm Dịch, huyện Hoàng Su Phì, cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo UBND - Ủy ban MTTQ huyện Hoàng Su Phì; lãnh đạo các ban chuyên môn cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh.
-
Trong các lễ cấp sắc, lễ cầu an của đồng bào dân tộc Dao, giấy bản là một loại giấy không thể thiếu được. Qua đợt điều tra, khảo sát xác định làng nghề truyền thống trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Công Thương tỉnh đã xác định làng nghề làm giấy bản của dân tộc Dao ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (huyện Bắc Quang) là một làng nghề truyền thống, cần đưa vào quy hoạch để bảo tồn, phát triển.
-
Đối với cộng đồng người Mông, khi một phụ nữ mang thai, không chỉ là niềm vui riêng của một gia đình mà là niềm vui chung của cả dòng họ, làng xóm. Truyền thuyết sinh đẻ người Mông từ xa xưa tới nay có hàng ngàn phong tục tập quán kỳ lạ, thậm trí có rất nhiều điều cấm kỵ, lễ chúc mừng trước và sau khi ra đời vô cùng phong phú sâu sắc.
-
Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Bắc: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, và hai huyện phía tây Hoàng Su Phì, Xín Mần. Họ sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác.
|
| |